Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẽ phóng lên quỹ đạo tháng 2/2025
Vệ tinh LOTUSat-1 đã chế tạo xong và dự kiến phóng lên quỹ đạo tháng 2/2025 tại Nhật Bản, bàn giao cho Việt Nam 4 tháng sau đó, theo lãnh đạo VNSC.
Thông tin được TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam (VNSC) nói tại họp báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, ngày 12/7. Theo TS Huy sau quá trình thử nghiệm vệ tinh, Chính phủ Nhật Bản sẽ bàn giao quyền quản lý cho Việt Nam vào tháng 6/2025, vận hành trong 5 năm. Việc phóng vệ tinh LOTUSat- 1 thuộc dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất".
Mô phỏng vệ tinh LOTUSat-1
Theo TS Huy, đơn vị đang hoàn thiện lắp đặt các thiết bị mặt đất để vận hành, chuyển dữ liệu ảnh từ vệ tinh LOTUSat- 1. Các thiết bị này đã lắp đặt tại Việt Nam từ đầu năm, đang tích hợp thử nghiệm hệ thống, dự kiến đến tháng 9 hoàn thành.
Ngoài ra, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang xây dựng trung tâm phổ biến kiến thức trong đó có khu bảo tàng khoa học công nghệ vũ trụ, kính thiên văn... dự kiến tháng 12 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với đó, các trung tâm nghiên cứu triển khai, thử nghiệm, vận hành vệ tinh nhỏ đến 180 kg đang thực hiện. TS Huy cho biết, việc đầu tư xây dựng các công trình trên là cơ sở để đơn vị thực hiện đề án tăng cường năng lực quan sát trái đất sử dụng vệ tinh nhỏ, xây dựng chùm vệ tinh nhỏ "made in Việt Nam".
LOTUSat- 1 có trọng lượng 600 kg, là vệ tinh công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường. Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết có mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng. Dữ liệu cung cấp từ vệ tinh radar này sẽ đóng góp quan trọng cho Việt Nam, trong điều kiện môi trường khí hậu có nhiều mây.
Nguồn: https://vnexpress.net/
Các bài viết khác
- • Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
- • 'Thuốc AI' giúp phát hiện vị trí bệnh trong cơ thể
- • Bộ KH&CN hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển AI có trách nhiệm
- • Con đường của các nhà khoa học sẽ không cô đơn
- • Kỳ tích trí tuệ Việt trong kỷ nguyên điện thoại AI của Samsung
- • Bộ trưởng KH&CN: Tăng cường hỗ trợ cho các nghiên cứu công nghệ mới, chip bán dẫn
- • Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam sắp bước vào giai đoạn mới
- • Lần đầu tiên trao Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam
- • Tăng cường phối hợp giữa 5 “trụ cột” thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST
- • Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2023: Lan tỏa khát vọng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học